Biên bản thảo luận giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mới nhất

docx 3 trang maubienban 05/10/2022 5001
Bạn đang xem tài liệu "Biên bản thảo luận giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mới nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biên bản thảo luận giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mới nhất

Biên bản thảo luận giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học mới nhất
TRƯỜNG .
TỔ KHỐI.........
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
............, ngày ...... tháng ..... năm ......
BIÊN BẢN THẢO LUẬN GIỜ DẠY SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Hôm nay vào lúc.giờ..ngày thángnăm 2020. Tại văn phòng trường ....................diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Thành phần tham dự: .................
Vắng: .......................................
Người chủ trì: ........................ Chức vụ: Tổ trưởng
NỘI DUNG
Đồng chí Tổ trưởng chuyên môn tiến hành chỉ đạo các thành viên trong tổ Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Người thực hiện giờ dạy: .......
- Tên bài dạy: ......
1- Đồng chí . trình bày cảm nhận
+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được kiến thức của bài học.
+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm. Về phía giáo viên, cơ bản đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.
+ Các nhóm đã tích cực hoạt động đưa ra các câu trả lời và cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.
+ Các tình huống xảy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.
+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa:
- Gv kiểm tra kết hợp với giới thiệu bài mới
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, thể thơ.
- GV phát câu hỏi cho các nhóm thảo luận xác định bố cục và phân tích cảm xúc của tác giả qua khổ thơ đầu.
- Gọi HS các nhóm trả lời và nhận xét kết quả của các nhóm.
- Hướng dẫn HS thảo luận suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của bản thân.
- Hướng dẫn các nhóm luyện tập: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về hai câu thơ đầu bài thơ.
* Hoạt động của các nhóm:
- Nhìn chung đây là cách học mới nên các nhóm còn lúng túng; kỹ năng quan sát của HS còn chậm.
- Nhóm 1, 3, 4 hoạt động hiệu quả hơn.
- Phần luyện tập: Nhóm 2 và 4 còn chậm; kỹ năng cảm thụ thơ và diễn đạt còn hạn chế.
- Kỹ năng dựng đoạn của HS còn rất hạn chế.
- Phần viết đoạn văn: Nhiều em còn quá chậm. Một số em còn lười, nhận thức chậm, kỹ năng trình bày yếu: Chung, Nghĩa.
2. GV dự giờ chia sẻ ý kiến:
a- Đồng chí .................................................................:
- GV bình tĩnh, tự tin, trình bày bảng khoa học.
- Hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng.
- Một số em chưa tích cực tham gia thảo luận.
b- Đồng chí ..............................:
- Phần khởi động tốt.
- HS làm việc còn chậm, một số em chưa nhập cuộc, sự chuẩn bị bài của một số HS chưa tốt.
- Qua câu hỏi tích hợp kiến thức hiểu biết và rèn kỹ năng sống về ý thức trách nhiệm của HS: Kỹ năng trình bày còn hạn chế.
- GV nên cho HS ghi kết quả thảo luận vào phiếu, cho các nhóm nhận xét chéo kết quả của nhóm khác và bao quát HS trong cả lớp học.
- GV có thể đưa ra những hình thức khuyến khích động viên kịp thời để tạo không khí sôi nổi.
b- Đồng chí ...............................................:
- Một số HS chưa thật sự chú ý vào bài học.
- Phần luyện tập nên dành nhiều thời gian hơn.
- GV nên đi xuống chỗ HS để uốn nắn và hướng dẫn HS làm việc.
3. Tổng hợp ý kiến của tổ trưởng CM:
* Ưu điểm
- Tác phong lên lớp bình tĩnh, tự tin.
- Hướng dẫn HS hình thành đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết và đã có sự kết hợp các phương pháp dạy học mới, lấy HS làm trung tâm,...
- Hiệu quả của SHCM đối với người dạy cách chọn phương pháp không gò bó, người dạy gần gũi học sinh hơn, HS được làm việc nhiều hơn, qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm hơn, học sinh cảm thấy gần gũi thầy, cô hơn.
- Qua giờ dạy giáo viên có nhiều phương án truyền thụ kiến thức cho học sinh, và có thể tạo điều kiện cho các em làm chủ kiến thức hơn.
*Tồn tại: - Kỹ năng cảm thụ của HS còn rất hạn chế, việc đọc-hiểu và chuẩn bị bài ở nhà của các em chưa được tốt.
- Việc quan sát các đối tượng HS của Gv chưa được đều khắp.
* Rút kinh nghiệm:
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà một cách nghiêm túc.
- GV cần chú ý rèn cho HS kỹ năng diễn đạt.
4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày:
- Gv nên chủ động điều chỉnh các hoạt động về thời gian và có những phương án xử lí linh hoạt các khâu lên lớp.
- Khi giảng dạy các kiến thức mới, văn bản mới GV cần chú ý các bước sau đây:
+ Phương pháp chung: Tự phát hiện - Tự giải quyết vấn đề - Tự chiếm lĩnh kiến thức.
+ Các bước cụ thể:
Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).
Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Bước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hướng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).
Bước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.
Biên bản cuộc họp Thảo luận suy ngẫm về giờ dạy thực nghiệm sinh hoạt CM theo NCBH kết thúc vào ..giờ .ngày ..tháng năm 2020
THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxbien_ban_thao_luan_gio_day_sinh_hoat_chuyen_mon_theo_nghien.docx