Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán

doc 9 trang maubienban 05/10/2022 11080
Bạn đang xem tài liệu "Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán

Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN 
XÁC NHẬN SỐ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN 
Hôm nay, ngày... tháng... năm...., tại .............................., chúng tôi gồm: 
A. Kiểm toán viên
Họ và tên :................ - Chức vụ...	 - Số hiệu Thẻ KTVNN:....
Thuộc Tổ kiểm toán tại (1)....................
B. Bên xác nhận (2)
1. Họ và tên: .................................... - Chức vụ...
2....................................................... 
Thuộc đơn vị:...................................
Cùng xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán tại đơn vị, làm căn cứ pháp lý cho việc lập biên bản kiểm toán.
I. NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN KIỂM TOÁN
1. Nội dung kiểm toán
2. Phạm vi kiểm toán
3. Giới hạn kiểm toán
II. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
1. Số liệu(3)
	 Đơn vị tính: đồng
STT
Nội dung
Số báo cáo
Số kiểm toán
Chênh lệch
1
Nội dung 1
2
Nội dung 2
....
* Giải thích nguyên nhân chênh lệch:
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng kiểm toán (hoặc kiểm tra hoặc đối chiếu - nếu đối chiếu với bên thứ 3) để lập một hay nhiều bảng số liệu, các phụ lục (kèm theo Biên bản) theo yêu cầu, nội dung kiểm toán (hoặc kiểm tra hoặc đối chiếu) và phù hợp với các chỉ tiêu báo cáo của đơn vị. Riêng trường hợp kiểm toán chi tiết dự án đầu tư: Các KTV phải lập biểu tính toán chi tiết giá trị chênh lệch theo các Phụ lục 01/HSKT-KTDA, 02/HSKT-KTDA, 02a/HSKT-KTDA, 02b/HSKT-KTDA, 03/hSKT-KTDA (Tùy theo từng trường cụ thể hướng dẫn tại các biểu), ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể KTV có thể thiết kế các mẫu tính toán khác cho phù hợp.
2. Tình hình(4) (đánh giá nhận xét theo từng nội dung kiểm toán về tài chính, kế toán, ngân sách, đầu tư, dự án, chương trình...) tại đơn vị.
2.1. Nội dung 1
2.2. Nội dung 2
...
III. Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN (5) (nếu có)
..
Biên bản này gồm  trang, từ trang đến trang , các phụ lục từ số đến số và các phụ biểu, hồ sơ tài liệu có liên quan là bộ phận không tách rời của Biên bản và được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau (đơn vị được kiểm toán giữ 01 bản, Kiểm toán nhà nước giữ 01 bản)./.	
BÊN XÁC NHẬN (6)
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên)
KIỂM TOÁN VIÊN (7) 
(Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)
TỔNG HỢP CHI TIẾT CHÊNH LỆCH GIẢM TRỪ 
Phụ lục số 01/HSKT-KTDA
Công trình:...
Hạng mục:...
STT
Nội dung công việc 
ĐVT
Khối lượng Báo cáo
Đơn giá 
báo cáo
Thành tiền báo cáo
Thành tiền chênh lệch
Trong đó
Khối lượng kiểm toán 
Đơn giá 
Kiểm toán
Thành tiền kiểm toán
Sai KL
Sai đơn gia
Sai khác
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=(4)*(5)
(7)
(8)
(9)
(10)
1
2
Cộng
Ghi chú: Số không gạch chân là số liệu của đơn vị, số gạch chân là số liệu của Kiểm toán nhà nước
Mẫu này áp dụng cho công trình đấu thầu lập đơn giá tổng hợp (áp dụng khi kiểm toán chi tiết dự án đầu tư)
Phụ lục số 02/HSKT-KTDA
TỔNG HỢP CHI TIẾT CHÊNH LỆCH DO KTNN XÁC ĐỊNH
Công trình:...
Hạng mục:...
STT
Nội dung công việc
Hệ số
Tổng số
I
Chi phí trực tiếp
Chi phí vật liệu:
(A)
x
= 
Chi phí nhân công:
(B)
x
= 
Chi phí máy thi công:
(C)
x
= 
Chênh lệch giá vật liệu
(D)
x
= 
II
Chi phí chung:
x
= 
...
III 
Thu nhập chịu thuế tính trước:
x
=
...
IV 
Thuế giá trị gia tăng đầu ra:
x
= 
...
Céng
Ghi chú:
	- Các hệ số thay đổi theo chế độ hiện hành và nếu công trình đấu thầu thì theo hệ số do các đơn vị dự thầu lập.
- Mẫu này áp dụng cho công trình đấu thầu lập theo đơn giá chi tiết hoặc công trình chỉ định thầu (áp dụng khi kiểm toán chi tiết dự án đầu tư).
Phụ lục số 02a/HSKT-KTDA
CHI TIẾT CHÊNH LỆCH
Công trình:
Hạng mục:
STT
Mã
Nội dung công việc
ĐVT
Khối lượng đơn vị
Đơn giá
Thành tiền
Vật liệu
đơn vị
Nhân công đơn vị
Máy thi công
đơn vị
Vật liệu
đơn vị
Nhân công đơn vị
Máy thi công
đơn vị
Khối lượng kiểm toán
Vật liệu
kiểm toán
Nhân công kiểm toán
Máy thi công kiểm toán
Vật liệu
kiểm toán
Nhân công kiểm toán
Máy thi công 
kiểm toán
1
2
Cộng
Cộng
Tổng các chênh lệch
	Ghi chú: Số không gạch chân là số liệu của đơn vị, gạch chân là số liệu của Kiểm toán nhà nước
- Mẫu này áp dụng cho công trình đấu thầu lập theo đơn giá chi tiết hoặc công trình chỉ định thầu (áp dụng khi kiểm toán chi tiết dự án đầu tư).
Phụ lục số 02b/HSKT-KTDA
CHI TIẾT CHÊNH LỆCH GIÁ VẬT LIỆU
STT
Tên vật liệu
Đvt
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền chênh lệch
Số báo cáo
Số kiểm toán
Chênh lệch
Số báo cáo
Số kiểm toán
Chênh lệch
1 
2 
Cộng
	Ghi chú: Mẫu này áp dụng cho công trình đấu thầu lập theo đơn giá chi tiết hoặc công trình chỉ định thầu (áp dụng khi kiểm toán chi tiết dự án đầu tư).
Phụ lục số 03/HSKT-KTDA
CHI TIẾT CHÊNH LỆCH CÁC CHI PHÍ TÍNH THEO TỶ LỆ
(Chi phí QLDA, Chi phí lập dự án, Chi phí thiết kế,...)
Đơn vị tính:.....
STT
Tên Chỉ tiêu
Tỷ lệ%
Tổng mức để nhân với tỷ lệ
Thành tiền 
Số báo cáo
Số kiểm toán
Số báo cáo
Số kiểm toán
Số báo cáo
Số kiểm toán
chênh lệch
A
B
1
2
4
5
1
Chi phí lập dự án
2
Chi phí thiết kế
3
....
4
5
Cộng
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG, NGUYÊN TẮC LẬP, PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP 
1. Mục đích 
Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán do Kiểm toán viên nhà nước (và các thành viên khác) được phân công thực hiện các nội dung kiểm toán lập để tổng hợp tình hình và kết quả kiểm toán (hoặc đối chiếu) đã thực hiện để xác nhận với đơn vị được kiểm toán hoặc với bên thứ 3 (sau đây gọi chung là đơn vị được kiểm toán), làm căn cứ pháp lý cho việc lập biên bản kiểm toán, Báo cáo kiểm toán.
2. Quản lý
Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán được quản lý trong hồ sơ kiểm toán theo quy định về danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và huỷ hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. 
3. Nguyên tắc lập
- Mỗi kiểm toán viên phải lập một Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán theo đúng nội dung kiểm toán đã được phân công trong Kế hoạch kiểm toán chi tiết. Tuỳ thuộc mục đích sử dụng (để xác nhận nội dung kiểm toán hay kiểm tra hoặc đối chiếu) mà ghi tên các mục, các chỉ tiêu cho phù hợp. Trường hợp các nội dung kiểm toán được phân công liên quan đến nhiều bộ phận trong đơn vị được kiểm toán, KTV có thể lập nhiều Biên bản xác nhận và tình hình kiểm toán, mỗi Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán liên quan đến một bộ phận trong đơn vị.
- Kiểm toán viên phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán, bao gồm: xác nhận số liệu; tình hình công tác tài chính, kế toán... liên quan của đơn vị được kiểm toán, các ý kiến đánh giá về các nội dung kiểm toán được phân công và ghi rõ nguyên nhân chênh lệch giữa số liệu báo cáo với số kiểm toán. Các ý kiến xác nhận, đánh giá của kiểm toán viên (đối với các sai sót, sai phạm, chênh lệch số liệu) phải có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp có liên quan (bảng tính của KTV, bản gốc hoặc bản photo hoá đơn, chứng từ, văn bản). Các bằng chứng kiểm toán phải được lưu kèm Biên bản xác nhận này.
- Riêng trường hợp kiểm toán chi tiết dự án đầu tư: Các KTV phải lập biểu tính toán chi tiết giá trị chênh lệch theo các Phụ lục 01/HSKT-KTDA, 02/HSKT-KTDA, 02a/HSKT-KTDA, 02b/HSKT-KTDA, 03/KSKT-KTDA (Tùy theo từng trường cụ thể hướng dẫn tại các biểu), ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể KTV có thể thiết kế các mẫu tính toán khác để xác định giá trị chênh lệch về đơn giá, khối lượng,..cho phù hợp; Các bản tính này phải được lưu trữ cùng với Biên bản xác nhận số liệu và tính hình kiểm toán của KTV. 
- Trước khi lấy ý kiến xác nhận của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên phải báo cáo Tổ trưởng tổ kiểm toán (nếu Đoàn kiểm toán không có tổ kiểm toán thì báo cáo Trưởng đoàn - sau đây gọi chung là Tổ trưởng), Tổ trưởng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung Biên bản xác nhận. Sau khi hoàn thành Biên bản xác nhận, kiểm toán viên nộp cho Tổ trưởng tổ kiểm toán để tổng hợp kết quả kiểm toán và lập Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán (nếu Đoàn kiểm toán không có tổ kiểm toán thì lập Biên bản kiểm toán của Đoàn kiểm toán).
4. Phương pháp ghi chép
- (1): Ghi tên đơn vị được kiểm toán theo danh sách các đơn vị kiểm toán trong Quyết định kiểm toán của Tổng KTNN.
- (2) Bên xác nhận:
+ Là cá nhân thuộc đơn vị được kiểm toán được phân công trực tiếp làm việc làm việc với KTV về những nội dung kiểm toán hoặc có thể là kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị.
+ Đối với đơn vị không phải là đối tượng kiểm toán trực tiếp (bên thứ 3, các đơn vị có liên quan đến số liệu cần kiểm tra hoặc đối chiếu; không có tên trong Quyết định kiểm toán), thì bên xác nhận phải là kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu.
- (3) Số liệu: KTV phản ánh kết quả kiểm toán bằng số liệu cụ thể và ghi lần lượt từng nội dung kiểm toán, bao gồm: xác nhận số liệu và nguyên nhân chênh lệch số liệu kiểm toán (nếu có).
- (4): KTV căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm toán đã được ghi trong kế hoạch kiểm toán được duyệt và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được kiểm toán để kiểm tra, xác nhận, đánh giá về tình hình quản lý tại đơn vị được kiểm toán, như: quản lý tài chính, kế toán, ngân sách, đầu tư, dự án, chương trình... theo từng nội dung kiểm toán cho phù hợp.
- (5): Ý kiến của đơn vị được kiểm toán: ghi các ý kiến của đại diện đơn vị liên quan tới số liệu xác nhận, đối chiếu bao gồm cả các ý kiến thống nhất và chưa thống nhất hoặc không thống nhất (nếu có).
- (6): Việc ký xác nhận của đơn vị: là người của đơn vị được kiểm toán được phân công trực tiếp làm việc với KTV. Trường hợp người làm việc trực tiếp là nhân viên, chuyên viên thì phải được Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng TCKT (Phụ trách TCKT) hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp ký xác nhận chữ ký của nhân viên đó. Trường hợp Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng TCKT (Phụ trách TCKT) hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp xác nhận thì những người này sẽ ký biên bản xác nhận.
- (7): Kiểm toán viên ký xác nhận, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTV; Trường hợp các thành viên của đoàn kiểm toán không phải là KTV (không phải là KTV, KTVC, KTVCC) thì phải có Tổ trưởng tổ kiểm toán hoặc kiểm toán viên được phân công hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cùng ký xác nhận.

File đính kèm:

  • docbien_ban_xac_nhan_so_lieu_va_tinh_hinh_kiem_toan.doc